Thủ tục pháp lý cần chuẩn bị trước khi xây nhà

Cập nhật ngày: 06/05/2024 by Nguyễn Duy Tuấn

Việc sở hữu một ngôi nhà đẹp là ước mơ của nhiều người. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà không phải là chuyện đơn giản và chỉ một vài ngày là xong. Để có thể bắt đầu và hoàn thành một ngôi nhà, trước hết gia chủ cần hiểu rõ về các thủ tục pháp lý cần thiết.

                                               Thủ tục pháp lý cần chuẩn bị trước khi xây nhà-xaydungkimanh.com

Chỉ khi có giấy tờ pháp lý rõ ràng, quá trình thi công mới không gặp trục trặc hoặc bị xử phạt. Các thủ tục hành chính và pháp lý liên quan đến xây dựng thực tế là khá phức tạp. Việc nắm vững những điều này sẽ giúp việc thi công trở nên thuận lợi hơn. Vậy, những thủ tục và giấy tờ cần chuẩn bị trước khi xây nhà là gì? Hãy cùng công ty Xây Dựng Kim Anh tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây để biết thêm về các thủ tục pháp lý cần thiết trước khi xây nhà nhé!

Các vấn đề liên quan đến pháp luật luôn là rất quan trọng. Do đó, bạn cần tìm hiểu về các quy định pháp lý cũng như các thủ tục cấp phép xây dựng nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước khi tiến hành thi công, nhằm xác minh quyền sở hữu và tránh gặp rắc rối khi sử dụng nhà sau này.

Ngoài ra, để được cấp phép xây dựng, bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Khu đất phải có sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), phải có giấy phép xây dựng, và phải thực hiện thủ tục thông báo khởi công hoặc kiểm tra của cơ quan thanh tra xây dựng.

Thủ tục pháp lý cần chuẩn bị trước khi xây nhà-xaydungkimanh.com

Xin giấy phép xây dựng nhà

Mọi người đều biết rằng xây nhà là việc cá nhân của mỗi gia đình, nhưng lại cần phải có giấy phép xây dựng để tuân thủ theo quy định pháp luật, đặc biệt là ở các khu đô thị lớn với mật độ dân cư đông đúc. Nếu bỏ qua thủ tục xin phép xây dựng, gia chủ sẽ tự gánh chịu các vấn đề pháp lý trong tương lai. Không ít gia chủ đã phải tháo dỡ công trình đang thi công chỉ vì sự chủ quan này.

Giấy phép xây dựng là điều kiện tiên quyết phải hoàn thành trước khi khởi công, và chúng tôi đã có bài viết chia sẻ về quy trình xin giấy phép thi công cho chủ đầu tư. Hồ sơ xin giấy phép thường bao gồm:

  • Sổ hồng photo công chứng 5 bản.
  • CMND hoặc CCCD photo công chứng 5 bản (nếu 2 người cùng đứng tên sổ, photo cả CMND của 2 người).
  • Sổ hộ khẩu photo công chứng 5 bản.
  • Đơn xin cấp giấy phép xây dựng.
  • Bản cam kết an toàn với nhà liền kề.
  • Bản vẽ xin phép xây dựng.

>>> Tham khảo thêm: Tư vấn xin giấy phép xây dựng

Trình tự và thủ tục nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

Bước 1: Nộp 01 hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng.

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm giấy tờ, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất. Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.

Bước 3: Sau đó, người sử dụng đất tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Người sử dụng đất nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).

Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị, 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn ( Điều 102 Luật xây dựng 2014).

                                              Thủ tục pháp lý cần chuẩn bị trước khi xây nhà-xaydungkimanh.com

Thủ tục thông báo khởi công khi xây nhà

Sau khi có hồ sơ thiết kế nhà và giấy phép xây dựng, công trình có thể tiến hành khởi công nhưng phải nộp thông báo khởi công lên Uỷ ban nhân dân xã phường nơi khởi công nhà.

Hồ sơ thông báo khới công bao gồm:

  • Đơn thông báo khởi công xây dựng công trình 
  • Giấy phép xây dựng. (Photo công chứng)
  • Bản vẽ xin phép xây dựng. (Photo công chứng)
  • Hợp đồng nhân công + bảo hiểm.
  • CMND chủ nhà. (Photo công chứng)
  • Giấy quyền sở hữu sử dụng đất. (Photo công chứng)
  • Giấy Đăng kí Kinh Doanh + Chứng chỉ năng lực hoạt động của nhà thầu. (Photo công chứng)
  • Quyết định bổ nhiệm chỉ huy trưởng công trình.
  • Bổ sung giấy tờ theo yêu cầu của phường quận.

Kiểm tra của thanh tra xây dựng

Trong quá trình tiến hành xây dựng, trải qua các giai đoạn khác nhau, sẽ có sự tham gia của Sở Xây dựng để tiến hành thanh tra trực tiếp công trình, nhằm đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ và chất lượng của công trình. Nội dung thanh tra sẽ bao gồm một loạt các yếu tố quan trọng:

Trước tiên, thanh tra sẽ kiểm tra sự tuân thủ thi công theo các bản vẽ thiết kế và giấy phép xây dựng đã được chính thức cấp phép. Điều này nhằm đảm bảo rằng công trình được xây dựng đúng theo kế hoạch và đảm bảo tính hợp pháp của quá trình thi công.

Tiếp theo, thanh tra sẽ kiểm tra năng lực thi công của nhà thầu, đặc biệt là xem xét chứng chỉ và năng lực của người chủ trì thiết kế. Điều này nhằm đảm bảo rằng nhà thầu có đủ tài năng và kỹ năng để thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp và đáng tin cậy.

Một yếu tố quan trọng khác trong quá trình thanh tra là kiểm tra an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng các biện pháp an toàn và vệ sinh đã được thực hiện đúng quy định, từ việc sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân cho đến quản lý chất thải và bảo vệ môi trường xung quanh công trường.

Nếu trong quá trình thanh tra, không có phát hiện bất kỳ vi phạm nào, thanh tra sẽ tiến hành kí biên bản xác nhận và công trình sẽ được tiếp tục thi công như thường lệ. Tuy nhiên, nếu nhà thầu vi phạm các quy định về thi công, không có đủ năng lực hay không đảm bảo an toàn lao động, thì sẽ tiến hành xử lý, phạt hành chính hoặc thậm chí buộc phải tháo dỡ công trình. Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của việc chủ đầu tư phải cân nhắc kỹ về năng lực thi công của nhà thầu trước khi ký hợp đồng thiết kế, nhằm xây dựng niềm tin và yên tâm trong suốt quá trình xây dựng.

Bằng cách tuân thủ từng bước trên theo trình tự, gia chủ hoàn toàn có thể yên tâm rằng ngôi nhà trong tương lai sẽ không gặp bất kỳ rắc rối nào. Những chia sẻ trên đây chỉ ra những thủ tục pháp lý cần thiết trước khi xây dựng nhà ở, nhằm giúp gia chủ có kiến thức cơ bản để chuẩn bị một cách tốt nhất cho việc xây dựng tổ ấm gia đình của mình.

CEO Nguyễn Duy Tuấn
Nguyễn Duy Tuấn

Giám đốc - CEO - Founder

CEO Nguyễn Duy Tuấn, ông là người có chuyên môn cao trong lĩnh vực thiết kế, thi công xây dựng nhà ở, sửa chữa nhà. Đồng thời, ông Nguyễn Duy Tuấn cũng là người đào tạo, xây dựng đội ngũ Kiến Trúc Sư, Kĩ Sư, nhân công tay nghề cao và là người dẫn dắt, phát triển công ty Xây Dựng Kim Anh.
Là một người đam mê học hỏi, ông luôn tìm ra những phương pháp mới để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng công trình.

Hãy để lại ý kiến của bạn bên dưới