Cách tính mật độ xây dựng TP HCM chuẩn xác nhất 2024

Cập nhật ngày: 23/04/2024 by Nguyễn Duy Tuấn

Hồ chí minh là một trong các thành phố đông dân cư nhất ở Việt Nam. Hiểu được điều đó bài viết sau đây công ty xây dựng Kim Anh xin chia sẻ cách tính mật độ xây dựng TpHCM chuẩn xác nhất nhé. Theo quy định của nhà nước khi thi công xây dựng các chủ công trình phải tính toán mật độ xây dựng phù hợp.

    cach tính mat do xay dung

    Mật độ xây dựng là gì?

    Hiện nay các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng có mật độ dân số cao mà số công trình xây dựng lại nhiều. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến khu vực thành phố đó nếu không thực hiện đúng mật độ xây dựng.

    Đầu tiên trước khi đi tìm công thức cách tính mật độ xây dựng tại TP HCM, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm mật độ xây dựng là gì, có bao nhiêu loại đã nhé.

    Khái niệm mật độ xây dựng

    Mật độ xây dựng được chia ra làm 2 loại đó là mật độ xây dựng đơn thuần và mật độ xây dựng gộp.

    Mật độ xây dựng đơn thuần: là tỷ lệ diện tích của các công trình xây dựng so với diện tích của cả lô đất. Diện tích này không bao gồm phần diện tích của các công trình xung quanh như sân thể thao, hồ bơi, tiểu cảnh trang trí.

    Mật độ xây dựng gộp: là tỷ lệ diện tích của công trình so với tổng diện tích của cả lô đất. Diện tích này đã bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình như hồ bơi, sân thể thao, tiểu cảnh trang trí,…

    mat do xay dung la gi

    Phân loại mật độ xây dựng

    Ngoài 2 cách phân loại trên thì dựa vào đặc điểm cấu trúc riêng của từng công trình xây dựng mà chia mật độ ra các loại như sau:

    + Mật độ xây dựng chung cư

    + Mật độ xây dựng biệt thự

    + Mật độ xây dựng nhà phố

    + Mật độ xây dựng nhà riêng lẻ

    Tại sao nên tính mật độ xây dựng

    Trước khi bắt tay vào xây dựng bất kỳ công trình xây dựng nào thì các chủ đầu tư cũng cần phải tính mật độ xây dựng và thực hiện theo quy định. Ngoài việc, đảm bảo chấp hành đúng luật ban hành của nhà nước thì tính mật độ xây dựng con giúp các bạn có được không gian định sẵn, tránh việc mất quá nhiều thời gian và chi phí làm lại.

    Cách tính mật độ xây dựng TP HCM đối với nhà phố

    Cách tính mật độ xây dựng tphcm

    Cách tính mật độ xây dựng TP HCM

    Tùy theo từng khu vực thành phố khác nhau thì sẽ có cách tính mật độ xây dựng tp hcm khác nhau. Tuy nhiên, cả nước đều phải tuân thủ theo quy chuẩn chung là:

    Mật độ xây dựng (%) = (Diện tích chiếm đất công trình kiến trúc (m2) / Tổng diện tích lô đất xây dựng (theo m2)) x 100%

    Riêng đối với thành phố Hồ Chí Minh, được chia ra làm 3 quận đó là: Quận trung tâm, quận nội thành và quận ngoại thành. Mật độ tối đa cho phép từng quận như sau:

    Mật độ xây dựng tối đa của quận nội thành

    Nội thành HCM có 12 quận bao gồm: quận 2, quận 6, quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 11, Quận 12, Tân Bình, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú. 7 quận nằm ở trung tâm thành phố như: quận 1, quận 3, quận 5, quận 10, quận 10, quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh. Với mật độ xây dựng tối đa quy định như sau:

    STT Diện tích lô đất Mật độ xây dựng tối đa
    1 100%
    2 75 m2 90%
    3 100 m2 85%
    4 200 m2 80%
    5 300 m2 75%
    6 500 m2 70%
    7 >=1000 m2 65%

    Mật độ xây dựng tối đa của quận ngoại thành

    Ngoại thành HCM bao gồm 8 quận huyện là: Quận 9, Quận 12, Thủ Đức, Bình Tân, huyện Nhà Bè, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi. Mật độ tối đa xây dựng như sau:

    STT Diện tích lô đất Mật độ xây dựng tối đa
    1 100%
    2 75 m2 90%
    3 100 m2 80%
    4 200 m2 70%
    5 300 m2 60%
    6 500 m2 50%
    7 >=1000 m2 50%

    Mật độ xây dựng thuần công trình công cộng

    Riêng đối với các dự án công trình công cộng như: Trường học, bệnh viện, văn hóa, sân vận động,.. thì mật độ xây dựng thuần quy định là 40%.

    Một số quy định quan trọng khi xây dựng công trình

    Để xây dựng thành công một dự án công trình thì các chủ đầu tư ngoài tuân thủ đúng theo mật độ xây dựng còn phải chấp hành các quy định, nguyên tắc mà nhà nước ban hành và lựa chọn được chủ thầu chuyên nghiệp. Cụ thể, khi thi công các công trình xây dựng cần có giấy phép xây dựng, phải có bản vẽ cụ thể để trình lên các cơ quan có thẩm quyền kiểm duyệt, thực hiện đúng chỉ giới đường đỏ theo quy định nhà nước.

    Có giấy phép xây dựng

    Theo Điều 89 của bộ luật xây dựng đã ban hành thì bất kỳ công trình xây dựng nào cũng cần phải có giấy phép xây dựng theo đúng quy định. Đảm bảo hoạt động thi công là đúng pháp luật, được sự cho phép của nhà nước. Những trường hợp thi công tự phát, trái phép sẽ bị xử phạt hành chính tùy vào từng mức độ. Cụ thể:

    • Đối với trường hợp xây dựng nhà ở trong khu di tích lịch sử, bảo tồn, ... thì sẽ bị phạt từ 10.000.000 – 20.000.000 vnđ.
    • Đối với những trường hợp xây dựng nhà ở tại các khu đô thị thì sẽ bị phạt từ 20.000.000 – 30.000.000 vnđ.
    • Đối với những trường hợp xây dựng công trình sẽ bị phạt từ 30.000.000 – 50.000.000 vnđ.

    Phải được kiểm duyệt thiết kế bởi cơ quan có thẩm quyền

    Với những dự án thi công công trình xây dựng lớn thì trước khi bắt đầu các chủ đầu tư phải hoàn thành các bản vẽ thiết kế, hồ sơ để trình lên các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chỉ sau khi được kiểm duyệt và thông qua thì các chủ thầu mới được bắt tay vào thi công. Công việc này nhằm đảm bảo các thiết kế công trình không vi phạm các giới hạn xây dựng, đảm bảo môi trường và an toàn lao động.

    Thực hiện đúng chỉ giới đường đỏ

    Chỉ giới đường đỏ là một trong những thuật ngữ chuyên ngành mà các nhà thầu dự án cần tuân thủ khi thi công. Đảm bảo không vượt quá chỉ giới cho phép để tránh bị xử phạt hành chính. Muốn vậy đầu tiên chúng ta phải hiểu rõ khái niệm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng là gì đã.

    Chỉ giới đường đỏ là vạch phân cách ranh giới giữa hai khoảng không gian trong bản đồ quy hoạch cho phép thi công và thực địa. Khi xây dựng các chủ công trình chỉ được phép thi công bên trong chỉ giới đường đỏ, còn khu vực bên ngoài là phần đất lộ giới không được phép xây dựng.

    Lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín

    Một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất khi thi công một dự án xây dựng đó là các chủ đầu tư phải lựa chọn được nhà thầu xây dựng uy tín, chuyên nghiệp và có tài lực kinh tế mạnh. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà thầu xây dựng chuyên nhận thi công các công trình nhưng không phải tất cả đều uy tín. Có không ít nhà thầu thiếu chuyên môn, làm ăn chộp giật. Hãy ưu tiên những nhà thầu nổi tiếng, đã thực hiện thành công nhiều dự án lớn với sự đánh giá cao, Xây Dựng Kim Anh là một trong những đơn vị thiết kế thi công trọn gói được đánh giá cao trong nhiều năm trở lại đây.

    Trên đây là bài viết chia sẻ về cách tính mật độ xây dựng tp hcm chuẩn xác nhất cũng như một số quy định quan trọng khi xây dựng công trình mà tất cả các chủ dự án cần nắm rõ để thực hiện dự án thành công. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết đã mang đến cho các bạn đọc giả nhiều kiến thức bổ ích.

    Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ!

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG KIM ANH

    VPGD: C40 - KDC Hiệp Thành - Nguyễn Thị Búp, Phường Hiệp Thành, Quận 12, TP Hồ Chí Minh

    Hotline: 0974.776.305 - A Tuấn

    MST: 0314264130

    Website: xaydungkimanh.com

    Email: xaydungkimanh@gmail.com

    CEO Nguyễn Duy Tuấn
    Nguyễn Duy Tuấn

    Giám đốc - CEO - Founder

    CEO Nguyễn Duy Tuấn, ông là người có chuyên môn cao trong lĩnh vực thiết kế, thi công xây dựng nhà ở, sửa chữa nhà. Đồng thời, ông Nguyễn Duy Tuấn cũng là người đào tạo, xây dựng đội ngũ Kiến Trúc Sư, Kĩ Sư, nhân công tay nghề cao và là người dẫn dắt, phát triển công ty Xây Dựng Kim Anh.
    Là một người đam mê học hỏi, ông luôn tìm ra những phương pháp mới để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng công trình.

    Hãy để lại ý kiến của bạn bên dưới